MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................................................................1
DANH MỤC HÌNH VẼ.................................................................................................................................................3
LỜI NÓI ĐẦU ..........................................................................................................................................................6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................................................................8
1.1. Giới thiệu tổng quát về mẫu xe Toyota Fortuner.............................................................................................8
1.2. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................................................................11
1.3. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................................................................11
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................................12
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................................................................12
1.6. Các kết quả đạt được của đề tài......................................................................................................................12
1.7. Tổng quan về hệ thống tiện nghi trên xe Toyota Fortuner............................................................................13
CHƯƠNG 2. CÁC HỆ THỐNG TIỆN NGHI TRÊN XE TOYOTA FORTUNER……...............................................…14
2.1. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CHẠY TỰ ĐỘNG CRUISE CONTROL………..................................................……14
2.1.1. Khái quát:.........................................................................................................................................................14
2.1.2. Các chức năng điều khiển chạy tự động.........................................................................................................14
2.1.3. Vị trí và sơ đồ của hệ thống điều khiển tự động..............................................................................................17
2.1.4. Cấu tạo của hệ thống điều khiển tự động....................................................................................................... 18
2.1.5. Hoạt động của hệ thống điều khiển chạy xe tự động...................................................................................... 20
2.2. HỆ THỐNG MÃ HÓA ĐỘNG CƠ VÀ CHỐNG TRỘM....................................................................................... 26
2.2.1. Khái quát...........................................................................................................................................................26
2.2.2. Phân loại...........................................................................................................................................................27
2.2.3. Chức năng....................................................................................................................................................... 27
2.2.4. Cấu tạo ............................................................................................................................................................30
2.2.5. Khái quát hệ thống chống trộm........................................................................................................................ 33
2.2.6. Chức năng:.......................................................................................................................................................34
2.2.7. Vị trí...................................................................................................................................................................36
2.2.8. Nguyên lý hoạt động........................................................................................................................................ 38
2.3. HỆ THỐNG TÚI KHÍ SRS VÀ DÂY ĐAI CĂNG KHẨN CẤP.............................................................................. 39
2.3.1. Hệ thống túi khí SRS........................................................................................................................................ 39
2.3.2. Bộ căng đai khẩn cấp....................................................................................................................................... 53
2.3.3. Cơ cấu hạn chế lực.......................................................................................................................................... 55
2.3.4. Bộ phận tạo khí................................................................................................................................................ 56
2.4. HỆ THỐNG ÂM THANH AUDIO –CD.................................................................................................................57
2.4.1. Khái quát...........................................................................................................................................................57
2.4.2. Đầu CD.............................................................................................................................................................59
2.4.3. Nguyên lý hoạt động của đầu CD.................................................................................................................... 60
2.4.4. Nguyên lý hoạt động của bộ đổi đĩa CD tự động............................................................................................. 61
CHƯƠNG 3. KHAI THÁC CÁC HỆ THỐNG TIỆN NGHI TRÊN XE TOYOTA FORTUNER.....................................62
3.1. Khái quát........................................................................................................................................................... 62
3.2. Khai thác hệ thống tiện nghi trên xe toyota fortuner................................................................................... 62
3.2.1. Hệ thống điều khiển chạy tự động CRUISE CONTROL................................................................................. 62
3.2.2. Hệ thống túi khí SRS bộ căng đai khẩn cấp................................................................................................... 68
KẾT LUẬN................................................................................................................................................................ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................................ 76
LỜI NÓI ĐẦU
Hòa trong bối cảnh phát triển chung của ngành công nghiệp thế giới. Ngành công nghiệp ô tô ngày càng khẳng định hơn nữa vị thế vượt trội của mình so với các ngành công nghiệp khác. Không còn đơn thuần là những chiếc xe chỉ được coi như một phương tiện phục vụ đi lại, vận chuyển. Những phiên bản xe mới lần lượt ra đời, kết hợp giữa những bước đột phá về công nghệ kỹ thuật và những nét sáng tạo thẩm mỹ tạo nên những chiếc xe đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng.
Ngày nay, một chiếc xe ô tô không những phải đảm bảo về tính năng an toàn cho người sử dụng mà nó còn phải đảm bảo cung cấp được các thiết bị tiện nghi như: hệ thống âm thanh, hệ thống chống trộm, hệ thống chiếu sáng thông minh, định vị toàn cầu GPS, hệ thống an toàn… nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ mà các hệ thống tiện nghi ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Đem lại sự thoải mái, dễ chịu và an toàn cho người ngồi trong xe dưới mọi điều kiện thời tiết và đường xá.
Ở Việt Nam, ô tô đã trở thành một phương tiện giao thông thông dụng của người dân. Các hãng xe lớn như: Toyota, Ford, Mecerdes, Honda, Daewoo, Huyndai, Nissan, Isuzu…đều đã có mặt trên thị trường. Số lượng xe lắp đặt các hệ thống tiện nghi được sản xuất và bán ra với số lượng ngày càng nhiều. Đồng nghĩa với việc nhu cầu sửa chữa và bảo trì ngày càng lớn. Từ nhu cầu đó mà yêu cầu cần đặt ra đối với người thợ, người kỹ sư ô tô đó là phải được trang bị những kiến thức chuyên môn về các hệ thống thiết bị và rèn luyện nâng cao trình độ tay nghề sửa chữa.
Tại khoa Ô tô trường đại học Trần Đại Nghĩa, việc học tập và nghiên cứu các hệ thống này trên ô tô còn mới và hạn chế. Tài liệu tham khảo cũng như các trang thiết bị thực hành sửa chữa chưa đáp ứng được nhu cầu học tập. Vì thế các học sinh, sinh viên chưa tiếp cận được nhiều với mảng đề tài này.
Từ những vấn đề trên em đã được định hướng lựa chọn đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu khai thác các hệ thống tiện nghi trên xe Toyota Fotuner”.
Nhận thấy đây là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao và dòng xe Toyota Fortuner là một trong những dòng xe điển hình tại thị trường Việt Nam. Vì vậy em đã mạnh dạn xin nhận đề tài này để tìm hiểu và nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù gặp không ít những khó khăn nhưng được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo : ThS……………. Cùng các thầy cô trong khoa và các bạn học em đã từng bước hoàn thiện được đề tài của mình. Đến nay luận tốt nghiệp của em đã hoàn thành các mục tiêu đề ra theo đúng thời gian quy định.
Do kiến thức chuyên môn còn hạn chế, đề tài nghiên cứu có phạm vi rộng. Nên mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng đề tài của em vẫn không tránh khỏi khiếm khuyết và hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy cô và các bạn để đề tài của em hoàn thiện hơn. Em hy vọng đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên yêu thích nghiên cứu tìm hiểu về các hệ thống tiện nghi trên ô tô.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…
Sinh viên thực hiện
………………..
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu tổng quát về mẫu xe Toyota Fortuner.
Toyota Fortuner hay còn được gọi là Toyota SW4 có nguồn gốc từ tiếng Anh là Fortune, mang ý nghĩa cho sự may mắn và thịnh vượng. Đây là chiếc SUV hạng D sản xuất bởi hãng ô tô đến từ Nhật Bản - Toyota Motor vào năm 2004, được chế tạo dựa trên nền tảng khung gầm của Toyota Hilux. Tính đến nay, dòng xe Fortuner đã trải qua 2 đời xe và có 3 lần cải tiến.
Toyota Fortuner có tên khác là tên khác Toyota SW4 là dòng xe dòng xe SUV cỡ trung (mid-size SUV) của hãng xe Toyota, Nhật Bản với thiết kế với kiểu dáng hầm hố, mạnh mẽ và chắc chắn. Chiếc xe này sử dụng chung nền tảng khung gầm (platform) của Toyota Hilux, được sản xuất với 3 hàng ghế, 7 chỗ và hệ dẫn động cầu sau (RWD) hoặc 4 bánh chủ động (AWD
Thông số kích thước xe như bảng 1.1.
Ngoại hình đời xe đầu tiên của Fortuner có nét cứng cáp và hầm hố. Chiếc SUV 7 chỗ này có chiều dài 4.795 mm, rộng 1.855 mm và chiều dài cơ sở là 2.745 mm. Không gian khoang hành lý có thể được mở rộng khi gập hàng ghế thứ ba xuống. Tuy nhiên, hàng ghế thứ ba có không gian khá chật hẹp không phù hợp cho 2 người trưởng thành.Tại thời điểm mới ra mắt, Fortuner được bán với 4 phiên bản khác nhau cùng các tùy chọn hệ dẫn động RWD hoặc 4WD, hộp số sàn 5 cấp và hộp số tự động 4 hoặc 5 cấp.
Thông số động cơ xe Toyota Fortuner như bảng 1.2.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người ngày một được nâng cao. Sự đòi hỏi được cung cấp những gì tốt nhất là một nhu cầu chính đáng.
Một chiếc xe hiện đại ngày nay có thể được ví như một tòa nhà di động. Như vậy có nghĩa, không thể chỉ dừng lại ở việc đảm bảo về độ an toàn, về tính hiệu quả kinh tế hay tính thẩm mỹ của một chiếc xe, mà còn cần phải đảm bảo trang bị được những hệ thống, thiết bị tiện nghi nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Vì thế đó là một trong những yêu cầu hàng đầu mà buộc các nhà thiết kế, chế tạo ô tô phải đặc biệt quan tâm.
1.3. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài: “Nghiên cứu khai thác các hệ thống tiện nghi trên xe Toyota Fotuner” được thực hiện nhằm mục đích:
- Tìm hiểu chung về các hệ thống tiện nghi trên xe Toyota Fortuner nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về các hệ thống này cho người học
- Tìm hiểu về các hệ thống tiện nghi trên Toyota Fortuner với nội dung tìm hiểu về các loại cảm biến được sử dụng trong hệ thống ,cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cụm thiết bị chính.
- Đưa ra và phân tích một số sơ đồ mạch điện điều khiển của từng hệ thống.
- Chẩn đoán và sửa chữa những hư hỏng thường gặp trong các hệ thống của xe Fortuner theo phương pháp sửa chữa, chẩn đoán thông thường và theo phương pháp sử dụng hệ thống tự chẩn đoán.
1.6. Các kết quả đạt được của đề tài.
- Nắm được các kiến thức trong đề tài đề ra.
- Hiểu được chức năng hoạt động của hệ thống điều khiển chạy tự động cruise control, hệ thống mã hóa và chống trộm, hệ thống túi khí và căng đai khẩn cấp, hệ thống âm thanh Audio-CD.
1.7. Tổng quan về hệ thống tiện nghi trên xe Toyota Fortuner
- Hệ thống điều khiển tự động
- Hệ thống mã hóa động cơ và hệ thống chống trộm
- Hệ thống túi khí và bộ căng dây đai khẩn cấp
- Hệ thống âm thanh Audio - CD
CHƯƠNG 2
CÁC HỆ THỐNG TIỆN NGHI TRÊN XE TOYOTA FORTUNER
2.1. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CHẠY TỰ ĐỘNG CRUISE CONTROL.
2.1.1. Khái quát:
Hệ thống điều khiển chạy tự động (CCS) tự động điều khiển góc mở bướm ga để cho xe chạy ở tốc độ đặt trước bởi người lái. Do đó người lái không cần phải nhấn lên bàn đạp ga.
Hệ thống này đặc biệt có ích khi xe chạy trên đường cao tốc hoặc trên đường quốc lộ rộng không có thời gian nghỉ lâu. Do đó, người lái có thể thư giãn và lái xe một cách thoải mái.
Ngoài ra xe còn có tính năng tự động giữ khoảng cách giữa các xe.
2.1.2. Các chức năng điều khiển chạy tự động
a) Cách dùng hệ thống điều khiển chạy tự động:
Hệ thống điều khiển chạy xe tự động hoạt động nhờ công tắc chính, công tắc điều khiển, bàn đạp ga và bàn đạp phanh.
Các công tắc điều khiển có 5 chế độ hoạt động: thiết lập “SET”, chạy đều “COAST”, phục hồi “RES”, tăng tốc “ACC” và hủy bỏ “CANCEL”.
c) Tăng tốc bằng điều khiển CCS:
(1) Thiết lập lại tốc độ cao hơn:
Có hai phương pháp:
<1> Phương pháp thứ nhất là dùng công tắc điều khiển:
- Nhấn công tắc điều khiển lên để bật RES/ACC cho đến khi xe đạt được tốc độ mong muốn
- Nhả công tắc điều khiển khi xe đạt tốc độ mong muốn.
<2> Phương pháp thứ hai là dùng bàn đạp ga (đây là cách nhanh hơn):
e) Phục hồi lại chức năng đặt trước tốc độ:
Việc bật công tắc RES/ACC sẽ khôi phục lại tốc độ đã thiết lập nếu tốc độ này vừa mới tạm thời bị hủy bỏ mộ trong các phương pháp ở hình ([1],[2],[3] hoặc [4]) chừng nào tốc độ xe chưa giảm xuống dưới 40 km/h.
Tuy nhiên cần phải chú ý rằng việc ngắt công tắc chính hoặc hủy bỏ chức năng điều khiển chạy tự động [5], [6] thì tốc độ thiết lập sẽ vĩnh viễn bị hủy bỏ.
2.1.4. Cấu tạo của hệ thống điều khiển tự động
a) ECU điều khiển chạy xe tự động
ECU nhận tín hiệu từ các cảm biến tốc độ xe và các công tắc khác nhau, đồng thời xử lý chúng theo chương trình lưu trữ trước.
Dựa trên những tín hiệu này, Ecu gửi các tín hiệu điều khiển tới bộ chấp hành.
Hệ thống này cũng có một mạch đặc biệt cho phép kỹ thuật viên tiến hành chẩn đoán hệ thống và kiểm tra hoạt động của các tín hiệu đầu vào và đầu ra theo đèn chỉ báo trên bảng đồng hồ táp lô.
d) Cảm biến tốc độ
Chức năng: là để thông báo cho ECU điều khiển chạy tự động về tốc độ hiện tại của xe. Khi xe tăng tốc, cảm biến tốc độ quay nhanh hơn và tần số của tín hiệu tốc độ cao hơn. Khi xe chạy chậm tần số tín hiệu tốc độ giảm xuống. Như vậy cảm biến tốc độ sẽ tăng hoặc giảm tín hiệu tốc độ xe.
Nguyên lý hoạt động: cảm biến tốc độ gửi tín hiệu xung hộp số tới ECU điều khiển chạy tự động thông qua đồng hồ táp lô.
Gần đây, hệ thống tín hiệu tốc độ của xe từ cảm biến tốc độ được thông qua ECU ABS và đồng hồ táp lô được sử dụng chủ yếu.
2.1.5. Hoạt động của hệ thống điều khiển chạy xe tự động
a) ECU
- Chức năng thiết lập:
Khi người lái bật chức năng thiết lập bằng cách kéo cần xuống theo hướng SET/COAST (1) và nhả ra khi xe đang chạy ở dải tốc độ điều khiển (giữa 40km/h và 200km/h) với công tắc chính được bật lên, ECU điều khiển chạy tự động sẽ được lưu giữ tốc độ xe vào bộ nhớ và giữ cho xe chạy ở tốc độ đó.
- Chức năng điều khiển tốc độ không đổi:
ECU điều khiển chạy tự động so sánh với tốc độ thực tế của xe với tốc độ đặt trước. Nếu xe chạy với tốc độ lớn hơn so với đặt trước, thì ECU điều khiển chạy tự động kích hoạt bộ chấp hành làm cho bướm ga đóng bớt lại. Nếu xe chạy với tốc độ thấp hơn đặt trước thì ECU điều khiển chạy tự động sẽ kích hoạt bộ chấp hành và làm mở thêm bướm ga.
- Chức năng tăng tốc:
Khi người lái đẩy cần điều khiển lên theo hướng RES/ACC để chuyển đến chức năng tăng tốc và giữ cần trong một thời gian trong khi xe chạy ở chế độ điều khiển chạy tự động, bộ chấp hành mở bướm ga để tăng tốc xe.
ECU điều khiển chạy tự động sẽ lưu giữ tốc độ xe nhả cần điều khiển. Sau đó ECU điều khiển chạy tự động giữ cho xe chạy ở tốc độ lưu giữ.
- Chức năng điều khiển giới hạn tốc độ cao:
Giới hạn tốc độ cao là tốc độ cao nhất mà hệ thống điều khiển theo hành trình có thể được thiết lập tốc độ này khoảng 200km/h. Hệ thống điều khiển tự động không thể thiết lập cao hơn tốc độ này và không thể cho xe chạy cao hơn tốc độ này nhờ công tắc ACCEL.
- Chức năng điều khiển ly hợp:
Nếu tốc độ xe cao hơn 15 km/h so với tốc độ đặt trước, thì ECU điều khiển tự động sẽ ngắt ly hợp từ để giảm tốc độ xe. Khi tốc độ xe giảm xuống cao hơn 10 km/h so với tốc độ đặt trước thì ly hợp từ lâu được đóng để phục hồi lại tốc độ chạy tự động.
b) Bộ chấp hành
- Mô tơ và công tắc giới hạn:
Mô tơ có thể quay theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược tùy theo tín hiệu tăng tốc độ hoặc giảm tốc độ từ ECU điều khiển chạy tự động, làm thay đổi góc mở bướm ga.
- Ly hợp từ:
Ly hợp này đóng hoặc ngắt mô tơ và đòn điều khiển trong quá trình điều khiển chạy tự động.
Khi người lái tắc động vào bất kỳ một công tắc hủy bỏ chế độ nào hoặc bất kỳ trạng tháo hủy tự động nào được xác lập trong quá trình xe chạy ở chế độ điều khiển CCS, thì ECU điều khiển chạy tự động sẽ ngắt ly hợp từ một cách an toàn để dừng sự hoạt động của CCS. Khi đạp bàn đạp phanh, ECU điều khiển chạy tự động nhận tín hiệu hủy và nó sẽ ngắt ly hợp từ.
- Chiết áp:
Chiết áp phát hiện góc quay của đòn điều chỉnh và gửi tín hiệu tới ECU điều khiển chạy tự động ở mọi thời điểm. ECU điều khiển chạy tự động lưu trữ số liệu này trong bộ nhớ.
2.2. HỆ THỐNG MÃ HÓA ĐỘNG CƠ VÀ CHỐNG TRỘM
2.2.1. Khái quát
Hệ thống mã hóa khóa động cơ được thiết kế để ngăn ngừa sự trộm cắp xe. Hệ thống này ngăn không cho động cơ khởi động bằng cách ngăn cản quá trình đánh lửa và phun nhiên liệu khi bất kỳ một chìa khóa nào không phải chìa khóa có mã chìa khóa điện đã được đăng ký trước. Khi đặt chế độ cho hệ thống mã hóa khóa động cơ thì đèn chỉ báo an ninh nháy để cho biết hệ thống đã được xác lập.
Hệ thống mã hóa động cơ gồm một chip mã chìa khóa, một cuộn dây thu phát tín hiệu, ECU khóa động cơ và ECU động cơ .v.v.
2.2.3. Chức năng
a) Chức năng xác lập/ bỏ chế độ của hệ thống mã hóa khóa động cơ
- Xác lập chế độ cho hệ thống mã hóa khóa động cơ.
Thời điểm rút chìa khóa điện ra khỏi ổ khoá điện hoặc 20 giây sau khi xoay chìa khóa điện về vị trí “ACC” hoặc “LOCK”, hệ thống mã hóa khóa động cơ được xác lập việc đánh lửa khởi động và phun nhiên liệu không thể thực hiện được.
- Đăng ký mã chìa lần đầu.
Đây là một hệ thống để đăng ký tự động mã chìa khóa (mã chìa chính và mã chìa phụ) khi thay thế ECU khóa động cơ.
Sau khi thay thế ECU khóa động cơ, bật khóa điện lên vị trí ON làm cho đèn chỉ báo nhấp nháy. Trong điều kiện đó, tra chìa khóa chính và chìa khóa phụ vào ổ khá đánh lửa để tự động đăng ký mã chìa vào ECU
- Đăng ký mã chìa bổ sung
Đây là chức năng thực hiện việc đăng ký bổ sung mã chìa mới (mã chìa chính và mã chìa phụ) có mã chìa được đăng ký trong ECU. Hình ảnh trên miêu tả ví dụ về phương pháp đăng ký bổ sung với loại điều khiển bằng ECU khóa động cơ. Phương pháp đăng
2.2.4. Cấu tạo
a) Các bộ phận chính
- Chìa khóa điện (có đặt chíp mã chìa khóa bên trong).
Cuộn dây trong chip mã chìa lắp bên trong chìa khóa sẽ phản ứng với từ trường được tạo ra bởi cuộn dây thu chìa phát. Kết quả là chip mã chìa này được nạp điện mã ID được truyền đi. Do đó không cần phải có pin riêng cho chip mã chìa khóa này.
- Cuộn dây chìa thu phát: cuộn dây tạo ra từ trường xung quanh ổ khóa điện và nhận mã ID của chìa khóa (khi chìa được đưa vào ổ khóa).
- Bộ khuyếch chìa thu phát:
Cho phép dòng điện vào cuộn dây chìa thu phát từ ECU khóa động cơ và phát ra mã ID nhận được từ chìa khóa (thông qua cuộn dây chìa thu phát), sau đó gửi mã này tới ECU khóa động cơ.
- Đèn chỉ báo an ninh: được điều khiển từ ECU khóa động cơ, nó giúp người lái xe biết được tình trạng của xe: Đang mã hóa, hủy mã hóa, hay đăng ký chìa khóa v…v.
b) Nguyên lý hoạt động
- Nguyên lý đặt hệ thống mã hóa khóa động cơ ( loại điều khiển bằng ECU khóa động cơ).
Khi tắt chìa khóa điện từ vị trí ON sang vị trí ACC hoặc LOCK và sau khoảng 20 giây ở tình trạng này. ECU khóa động cơ sẽ xác định điêìu đó từ cực IG, thiết lập chế độ khóa động cơ và tiếp tục làm cho đèn chỉ báo an ninh nháy.
- Nguyên lý bỏ chế độ khóa động cơ :
Khi cắm chìa khóa điện vào ổ khóa, công tắc cảnh báo mở khóa bằng chìa được bật lên. ECU khóa động cơ xác định tín hiệu này và nó sẽ cung cấp điện cho bộ khuếch đại chìa thu phát qua cực VC5 và truyền tín hiệu điều khiển thông qua cực TXTC. Kết quả là, dòng điện đi vào cuộn dây chìa thu phát và tạo ra từ trường xung quanh ổ khóa điện.
- Tắt đèn chỉ báo an ninh.
Khi ECU khoá động cơ xoá bỏ chế độ khoá động cơ, thì việc điều khiển đèn chỉ báo an ninh nhấp nháy kết thúc và đèn cũng bị tắt.
Nếu mạch của cực +B của ECU khóa động cơ bị hở mạch thì việc bật khóa điện làm cho nguồn dự phòng cung cấp tới ECU khóa động cơ và bắt đầu công việc kiểm tra so sánh mã ID.
2.2.6. Chức năng:
a) Hệ thống chống trộm có 4 trạng thái
- Trạng thái không làm việc
Hệ thống chống trộm không làm việc. Do đó không phát hiện được trộm
- Trạng thái chuẩn bị làm việc
Đây là thời gian trễ cho tới khi hệ thống đạt được trạng thái báo động. ở trạng thái này nó cũng không phát hiện được trộm
- Trạng thái làm việc:
Ở trạng thái này hệ thống chống trộm có thể hoạt động.
b) Phương pháp thiết lập chế độ hoạt động của hệ thống chống trộm ở chế độ hoạt động chủ động và bỏ trạng thái báo động như sau:
Thiết lập chế độ hoạt động của hệ thống chống trộm
Rút chìa ra khỏi ổ khóa điện.
Đóng tất cả các cửa xe, cửa khóa hành lý nắp capo trước khi khóa bằng chìa hoặc bộ điều khiển từ xa.
2.2.8. Nguyên lý hoạt động
a) Hoạt động khóa cửa cưỡng bức
Khi hệ thống đạt tới trạng thái báo động và một cửa xe bị mở thì chức năng khóa cửa cưỡng bức sẽ phát ra tín hiệu khóa cửa để ngăn không cho trộm vào trong xe. Chức năng hoạt động này sẽ kích hoạt khi tất cả các điều kiện khởi động liệt kê dưới đây được thỏa mãn và dừng lại khi một trong các điều kiện dừng xe xuất hiện.
b) Điều kiện khởi động
Hệ thống chống trộm ở trạng thái báo động.
Không có chìa khóa trong ổ khóa điện.
Một trong các cửa xe bị mở khóa.
2.3. HỆ THỐNG TÚI KHÍ SRS VÀ DÂY ĐAI CĂNG KHẨN CẤP
2.3.1. Hệ thống túi khí SRS
a) Khái quát:
An toàn là một trong những yếu tố quan trọng mà các nhà sản xuất xe hơi quan tâm nhất khi cho ra đời một sản phẩm. Đối với một chiếc xe hơi có hai yêu cầu về an toàn. Thứ nhất là an toàn chủ động liên quan đến việc ngăn ngừa tai nạn xảy ra và thứ hai là an toàn thụ động liên quan đến việc bảo vệ người và hành lý trên xe tại thời điểm va đập. Để bảo vệ người và hành lý trên xe khi va đập, điều quan trọng là phải giữ cho ca bin bị hư hỏng ít nhất đồng thời phải giảm thiểu sự xuất hiện các va đập thứ cấp gây ra bởi sự dịch chuyển của người lái và hành lý trong ca bin. Để thực hiện được điều này người ta sử dụng khung xe có cấu trúc hấp thụ được tác động của lực va đập, đai an toàn, túi khí SRS, ...
Đai an toàn cũng là một trong những phương tiện bảo vệ người lái và hành khách. Đeo đai an toàn sẽ giúp người lái và hành khách không bị văng ra khỏi xe trong quá trình va đập đồng thời cũng giảm thiểu sự xuất hiện va đập thứ cấp trong cabin.
c) Các loại túi khí được trang bị trên xe Toyota Fortuner
- Túi khí SRS được trang bị.
+ Túi khí phía trước người lái
+ Túi khí phía dành cho hành khách phía trước
+ Túi khí đầu gối người lái
- Tương đương có các loại cảm biến sau.
+ Cảm biến túi khí phía trước.
+ Cảm biến túi khí trung tâm (cụm cảm biến túi khí).
e) Vị trí các bộ phận của hệ thống túi khí
Hệ thống túi khí SRS gồm các bộ phận sau đây:
- Cảm biến túi khí trước (trái, phải).
- Cảm biến túi khí trung tâm.
- Cụm túi khí người lái.
- Cụm túi khí hành khách phía trước.
f) Cấu tạo và hoạt động của các chi tiết chức năng
- Bộ thổi túi khí và túi khí
+ Đối với người lái:
Cụm túi khí SRS cho ghế người lái được đặt trong đệm vô lăng. Cụm túi khí không thể tháo rời ra được. Nó gồm có bộ thổi khí, túi và đệm vô lăng.
+ Đối với túi khí hành khách.
Bơm gồm có bộ phận ngòi nổ, đầu phóng, đĩa chắn, hạt tạo khí, khí áp suất cao… Túi khí được bơm căng bởi khí có áp suất cao từ bộ phận tạo khí. Bộ thổi khí và túi được đặt trong một vỏ và đặt ở trong bảng táp lô phía hành khách.
Nguyên lý: nếu cảm biến túi khí được bật lên do giảm tốc khi xe bị va đập từ phía trước, dòng điện đi vào ngòi nổ đặt trong bộ thổi khí và kích nổ. đầu phóng bị đốt bởi ngòi nổ phóng qua đĩa chắn và đập vào piston động làm khởi động ngòi nổ mồi. tia lửa của ngòi nổ này nhanh tới bộ kích thích nổ và các hạt tạo khí.
- Cảm biến túi khí trung tâm:
Cụm cảm biến túi khí trung tâm được lắp đặt ở sàn giữa dưới bảng taplo và gồm có mạch chuẩn đoán, mạch điều khiển kích nổ, cảm biến giảm tốc, cảm biến an toàn.v.v.
- Đèn cảnh báo.
Đèn cảnh báo SRS được lắp trên bảng đồng hồ táp lô. Khi cụm cảm biến túi khí trung tâm phát hiện thấy sự cố trong hệ thống túi khí, nó sẽ bật đèn cảnh báo SRS để thông báo cho người lái biết. trong điều kiện hoạt động bình thường, khi công tắc khởi động được bật về vị trí ON thì đèn này sáng lên khoản 6 giây và sau đó sẽ tắt.
2.3.2. Bộ căng đai khẩn cấp
a) Khái niệm bộ căng đai khẩn cấp
Đai an toàn không cố định người lái hoặc hành khách hoàn toàn vào ghế của họ, vẫn có một khoảng tự do cần thiết giữa đai an toàn người. Kết quả là thâm chí đai an toàn bị mòn người lái và hành khách vẫn có thể tiếp xúc với các vật thể trong xe trong quá trình va đập mạnh mặc dù lực va đập nhỏ hơn nhiều so với trường hợp người không đeo dây an toàn.
b) Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ căng đai khẩn cấp.
- Mô tả cấu tạo:
Đai an toàn có bộ căng đai, thiết kế hạn chế lực gồm có cơ cấu khóa ELR, bộ căng đai, cơ cấu cuốn dây đai, cơ cấu hạn chế lực và bộ thổi khí.
Trong cơ cấu căng đai, áp lực khí từ bộ thổi khí được truyền qua cơ cấu nối tới trục của bộ cuốn để cuốn đai an toàn.
- Thiết bị hạn chế lực:
Thiết bị hạn chế lực để nới đai nhằm duy trì một khoảng trống nhất định giữa đai và người để giảm lực ép lên ngực khi lực ép của đai đạt tới giá trị quy định trong khi va đập.
2.3.3. Cơ cấu hạn chế lực
a) Cấu tạo
Cơ cấu cuốn đai, bộ phận hạn chế lực và lõi cuốn được lắp với nhau (tức là quay cùng nhau).
b) Nguyên lý hoạt động
Do sự dịch chuyển của hành khách trong quá trình va đập. Lực căng đai có thể lớn hơn giá trị quy định thì đĩa của cơ cấu hạn chế lực sẽ biến dạng (hấp thụ năng lượng) nhờ lực quay của lõi cuốn và cuốn xung quanh trục. Kết quả dây đai được nhả ra. Đĩa của bộ phận hạn chế lực có thể biến dạng cho đến khi lõi cuốn quay được xấp xỉ 1,3 vòng.
2.4. HỆ THỐNG ÂM THANH AUDIO –CD
2.4.1. Khái quát
a) giới thiệu
Hệ thống âm thanh là một thiết bị để tạo ra môi trường làm việc thỏa mái cho người lái giống như điều hòa không khí. Các bản nhạc từ đĩa CD hoặc chương trình phát thanh âm nhạc từ hệ thống âm thanh sẽ làm cho người lái được thỏa mái.
Người lái cũng cần có các thông tin về tình trạng giao thông cũng như thông tin về thời sự.
Ở hệ thống âm thanh của ô tô, người ta trang bị chủ yếu là chức năng thu sống radio và chạy băng đĩa . Tuy nhiên do tín ưu việt của công nghệ kỹ thuật số, các dòng xe gần đây đã trang bị đầu đĩa CD để có thể dùng các tín hiệu kỹ thuật số.
Vì người ta có hai tai nên có thể xác định được nguồn âm thanh ngay cả khi ta nhắm mắt. Đó là vì hướng của âm thanh có thể được xác định dựa trên sự khác biệt về âm lượng của âm thanh hay thời gian trễ khi tai trái và tai phải nhận âm thanh.
b) Cấu tạo
Cấu tạo của hệ thống âm thanh khác nhau tùy theo loại xe và cấp nội thất. Trong một số trường hợp, khách hàng lựa chọn một số bộ phận của hệ thống âm thanh ở nơi bán hàng, nhìn chung có các bộ phận sau đây.
- Radio:
Ăng ten thu sóng radio được truyền từ đài phát thanh và truyền tín hiệu âm thanh rồi gửi tới bộ khuyêch đại. Phần lớn các radio ngày nay đều có thể nhận sóng AM/FM và có một bộ dò sóng điện tử được điều khiển bằng một máy tín nhỏ.
- Máy quay băng/ đĩa CD:
Máy quay băng đọc tín hiệu analog trên băng từ và gửi tín hiệu âm thanh đến bộ khuyêch đại. Thiết bị này có chức năng tự động quay ngược và chức năng tự động chọn. Đầu đọc CD đọc tín hiệu số trên đĩa quang rồi thực hiện sự chuyển đổi D-A và gửi âm thanh đến bộ khuyêch đại. Vì sử dụng tín hiệu số nên âm thanh của đĩa CD rõ hơn so với băng từ. Một trong những thuận lợi cơ bản của đĩa CD là chúng có thể lựa bài hát rất nhanh.
2.4.3. Nguyên lý hoạt động của đầu CD
a) Khái quát
Đầu CD đọc tín hiệu điện theo cường độ của ánh sáng phản chiếu bằng cách phát ra một tia laze lên các lỗ của tín hiệu số được ghi trên dia CD .
c) Servo kiểm tra đấu đọc quang học
Servo kiểm tra đấu đọc quang học được sử dụng để kiểm tra đấu đọc quang học trên các rãnh của đĩa CD theo chiều quay của đĩa và luôn giữ cho các thấu kính hội tụ ở trong phạm vi hiệu chỉnh của servo kiểm tra . Nó cũng có chức năng để dịch chuyển một cách chóng đầu đọc quang học tới đường rãnh cần tìm khi tìm kiếm.
e) Quá trình xử lý dữ liệu
Đĩa CD sử dụng một mạch hiệu chính đặc biệt để điều chỉnh hay bù và chuyển đổi tín hiệu analog khi thực hiện việc phát lại ngay cả khi có vết xước nhỏ hay tạp chất ngoại lai ghi tên đĩa .
CHƯƠNG 3
KHAI THÁC CÁC HỆ THỐNG TIỆN NGHI TRÊN XE TOYOTA FORTUNER
3.1. Khái quát
Đây là phần nói về chuẩn đoán sửa chữa, tháo lắp thay thay thế các hệ thống dễ bị hư hỏng trong các thiết bị tiện nghi trên xe Toyota Fortuner, góp phần mang lại một cái nhìn tổng quát và cụ thể để làm tài liêu sửa chữa học tập sau này. Những nội dung dưới đây chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót mong các thầy thông cảm
3.2. Khai thác hệ thống tiện nghi trên xe toyota fortuner
3.2.1. Hệ thống điều khiển chạy tự động CRUISE CONTROL
a) Nguyên nhân phổ biến khiến hệ thống Cruise Control bị lỗi
Hệ thống kiểm soát hành trình Cruise Control sử dụng trong thời gian dài có thể gặp một số lỗi kỹ thuật như:
+ Cảm biến tốc độ bị lỗi: mô đun điều khiển (CCM) nhận tín hiệu từ hệ thống điều khiển động cơ (ECM) hay hộp số để điều khiển hệ thống Cruise Control. Khi cảm biến tốc độ bị lỗi thì hệ thống kiểm soát hành trình không hoạt động được do CCM không nhận được tín hiệu.
+ Hệ thống điện bị lỗi: Các hệ thống như điện áp nguồn, dây dẫn, giắc nối… bị lỗi sẽ làm cho Cruise Control không có năng lượng hoạt động.
+ Cắp xoắn ốc bị lỗi sẽ làm hở mạch, không thể tiếp xúc với CCM thì Cruise Control sẽ không hoạt động.
+ Công tắc bị lỗi: Sau một thời gian hoạt động, công tắc điều khiển hệ thống Cruise Control có thể bị mòn các đầu tiếp điểm dẫn đến CCM không nhận được tín hiệu và hệ thống kiểm soát không hoạt động được.
c) Chức năng kiểm tra tín hiệu đầu vào
Dù tín hiệu từ cảm biến tốc độ hay công tắc khác được gửi tới ECU điều khiển chạy tự động bình thường, có thể xác nhận lại như dưới đây bằng cách đọc kiểu nhấp nháy của đèn chỉ báo.
- Quy trình:
(1) Bật khóa điện ON
(2) Bật công tắc SET/COAST bằng cách ấn cần điều khiển xuống và giữ nó
(3) Ấn bật công tắc chính
d) Kiểm tra, chuẩn đoán hệ thống CCS bằng đồng hồ vạn năng
- Kiểm tra cảm biến tốc độ xe:
Trước khi kiểm tra: Hãy bắt đầu khi đã xác định được vấn đề, đỗ xe trên nền phẳng, gài số “P”, kéo phanh tay và tắt động cơ. Người sửa chữa sẽ phải nâng xe lên để có thể tháo các bánh xe và kiểm tra các cảm biến.
e) Kiểm tra cảm biến vị trí bướm ga bằng đồng hồ vạn năng
- Các hư hỏng thường gặp ở cảm biến vị trí bướm ga:
Cảm biến hỏng do mòn mạch trở than. Hoặc hư hỏng IC Hall
Đứt dây
Dây tín hiệu chạm dương, chạm mát
- Cách kiểm tra - đo kiểm tra cảm biến vị trí bướm ga bằng đồng hồ vạn năng:
Kiểm tra xem cảm biến đã được nối mass chưa ?
+ Bước 1: Rút giắc cắm ra khỏi cảm biến
+ Bước 2: Kiểm tra các dây dẫn điện và giắc cắm xem có bị bụi bẩn hay bị ăn mòn không.
+ Bước 3: Chạm đầu que dò màu đen lên lần lượt các chân trên giắc cắm của cảm biến.
Nếu thấy đồng hồ chỉ 12V thì chân đó là chân mass của cảm biến, bạn cần đánh dấu lại dây đó.
Nếu không thấy đồng hồ chỉ 12V thì có thể có vấn đề với dây điện hoặc giắc cắm.
+ Bước 4: Tắt chìa khóa
- Kiểm tra xem cảm biến có được cấp nguồn chuẩn không ?
+ Bước 1: Đặt que dò màu đen của đồng hồ với chân mass trên giắc cắm mà bạn vừa xác định được.
+ Bước 2: Tắt chìa khóa.
+ Bước 3: Lắp lại giắc cắm vào cảm biến.
g) Cách xử lý khi hệ thống Cruise Control bị hư hỏng
Khi hệ thống Cruise Control bị lỗi bạn có thể áp dụng một số cách xử lý như sau:
+ Nếu Cruise Control bị lỗi nhưng phanh vẫn hoạt động bình thường
Nếu rơi vào tình huống này, người lái hãy giữ bình tĩnh, chuyển cần số về N (số mo). Sau đó, đạp phanh một cách chậm rãi để xe giảm tốc ô tô một cách từ từ, không được phanh gấp. Bởi khi chuyển xe về số N, truyền động đến hộp số bị ngắt làm cho Cruise Control bị vô hiệu hóa.
+ Nếu Cruise Control bị lỗi, ô tô lại bị mất phanh
Đây được coi là trường hợp đặc biệt nguy hiểm. Tài xế nên bình tĩnh tiến hành kiểm soát tình hình bằng các thao tác sau: Đầu tiên, chuyển cần gạt về số mo. Sau đó, kéo phanh tay thật chậm, đều tay và nhẹ nhàng. Lưu ý khi kéo phanh, người lái phải luôn giữ vô lăng. Nếu lúc này phanh tay vẫn không có tác dụng, người lái ngay lập tức đẩy cần số liên tục giữa hai số N và D.
3.2.2. Hệ thống túi khí SRS bộ căng đai khẩn cấp
a) Chức năng tự chẩn đoán
Mạch chẩn đoán thường xuyên kiểm tra hư hỏng của hệ thống túi khí ở hai trạng thái sau:
Khoá điện bật đến ACC hay ON
Kiểm tra sơ bộ: Khi khóa điện được bật đến vị trí ACC hay ON từ vị trí LOCK, mạch chẩn đoán bật đèn báo túi khí trong khoảng 6 giây để tiến hành kiểm tra sơ bộ. Nếu phát hiện thấy hư hỏng khi kiểm tra sơ bộ, đèn báo túi khí không tắt đi mà vẫn sáng thậm chí khi 6 giây đã trôi qua.
Kiểm angh chẩn đoán: Có thể đọc được mã chẩn đoán như sau: Số của mã được báo bằng cách nháy đèn báo.
- Xoay khóa điện đến vị trí ACC hay ON
- Nối cực Tc và E1 của TDCL (DLC2) hay giắc kiểm tra (DLC1)
b) Cắm máy chuẩn đoán đọc mã lỗi DTC.
- Nối máy chuẩn đoán với giắc DLC3.
- Bật khóa điện ON (IG)
- Tiến hành quét lỗi và kiểm tra mã lỗi DTC.
Hệ thống các hư hỏng thể hiện như bảng 3.1.
c) Đèn cảnh báo SRS luôn sáng không tắt
- Kiểm tra mã DTC của hệ thống giao tiếp CAN.
+ Kiểm tra mã DTC của hệ thống giao tiếp CAN.
Nếu có lỗi DTC phát ra à Sửa chữa các mạch điện được chỉ ra bởi mã lỗi DTC.
Nếu không có lỗi DTC phát ra à Tiến hành đo kiểm các bước tiếp theo.
+ Kiểm tra tình trạng acc quy
Đo kiểm điện áp bình acc quy : Điện áp tiêu chuẩn 11V- 14V
- Kiểm tra và thay thế accquy hoặc hệ thống nạp nếu điện áp không đủ tiêu chuẩn.
- Nếu OK thì chuyển qua bước tiếp theo.
+ Kiểm tra các giắc nối
- Tắt khóa điện
- Tháo cáp âm (-) ra khỏi ắc quy và đợi trong ít nhất 90 giây.
- Kiểm tra rằng các giắc nối được nối chính xác vào cảm biến túi khí trung tâm và cụm đồng hồ táp lô.
- Nếu có hư hỏng thì sửa chữa hoặc thay dây điện
- Không có hiện tượng gì xảy ra thì à Chuyển qua bước tiếp theo.
- Tắt khoá điện.
- Đo điện trở theo các giá trị trong bảng dưới đây.
Nếu không có hư hỏng thì sửa chữa và thay thế dây điện
Nếu không có hư hỏng -> Chuyển qua bước tiếp theo.
KẾT LUẬN
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, nhu cầu sử dụng ôtô của con người ngày dần dần được đáp ứng về các mặt tiện nghi trên xe.
Các công nghệ mới và hiện đại đã được áp dụng trên ô tô, trong đó thiết bị tiện nghi trên ôtô đã mang lại sự thỏa mái cho con người trong quá trình sử dụng. Do đó việc tìm hiểu và giới thiệu về các thiết bị tiện nghi giúp cho con người hiểu được tính năng hiện đại của thiết bị và mang lại rất nhiều lợi ích cho con người.
Dưới sự hướng dẫn tận tình của Thầy : ThS……………. trong thời gian thực hiện đề tài, sinh viên thực hiện đã bổ sung và tích lũy thêm rất nhiều kiến thức bổ ích. Và đó cũng chính là những hành trang vô cùng quý giá giúp sinh viên thực hiện có thể tự tin hơn trong công việc thời gian sắp tới.
Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, truyền đạt kinh nghiệm từ quý Thầy Cô và bạn bè để đề tài ngày càng có thể hoàn thiện hơn.
Bên cạnh đó, với mong muốn nâng cao kiến thức và hiểu biết nhiều hơn về các công nghệ hiện đại khác, sinh viên thực hiện đồ án hy vọng Trường đại học Trần Đại Nghĩa và Khoa ô tô sẽ bổ sung và cập nhật thêm vào chương trình giảng dạy những môn học mới với những công nghệ tiên tiến hơn, đồng thời trang bị thêm nhiều mô hình giảng dạy cùng các máy móc, chi tiết thực tế để sinh viên dễ tiếp thu, nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Đỗ Văn Dũng - Hệ thống điện động cơ trên ô tô hiện đại
2. TS. Đỗ Văn Dũng: Trang bị điện và điện tử trên ô tô hiện đại;
3. Tài liệu tham khảo của hãng Toyota.
4. Nguyễn Nước, Phạm Văn Thức, Lý thuyết ô tô, Đại học GTVT tp. HCM (2010);
5. TS. Nguyễn Văn Hòa: Cơ sở lý thuyết tự động điều khiển;
6. TOYOTA service training; tài liệu đào tạo TOYOTA
7. Tài liệu trên trang web : www.oto-hui.com;
8. Tài liệu trên trang web : www.tailieu.vn;
9. Tài liệu trên trang web : www.doc.edu.vn;
10. Website : www.hmaservice.com và các tài liệu thiết bị tiện nghi trên ôtô
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"