MỤC LỤC
CÁC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................................................................................................ 1
DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................................................................................................................ 2
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XE TOYOTA COROLA ALTIS 2015....................................................................................................6
1.1. Giới thiêu chung............................................................................................................................................................................................... 6
1.2. Thông số kỹ thuật............................................................................................................................................................................................. 7
1.3. Giới thiệu các hệ thống trên Toyota Altis 2015.............................................................................................................................................. 9
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ĐIỆN THÂN XE TOYOTA ALTIS 2015........................................................................................................................18
2.1. Hệ thống nạp điện........................................................................................................................................................................................... 18
2.1.1. Cấu tạo........................................................................................................................................................................................................... 18
2.1.2. Sơ đồ mạch điện............................................................................................................................................................................................ 19
2.2. Hệ thống chiếu sáng....................................................................................................................................................................................... 21
2.2.1. Cấu tạo........................................................................................................................................................................................................... 21
2.2.2. Sơ đồ mạch điện............................................................................................................................................................................................ 24
2.3. Hệ thống tín hiệu............................................................................................................................................................................................. 42
2.3.1. Cấu tạo........................................................................................................................................................................................................... 42
2.3.2. Sơ đồ mạch điện............................................................................................................................................................................................ 44
2.4. Hệ thống kiểm tra theo dõi............................................................................................................................................................................. 48
2.4.1. Cấu tạo........................................................................................................................................................................................................... 48
2.4.2. Sơ đồ mạch điện............................................................................................................................................................................................ 51
2.5. Hệ thống các thiết bị điện phụ....................................................................................................................................................................... 62
2.5.1. Hệ thống gạt nước, rửa kính.......................................................................................................................................................................... 62
2.5.2. Hệ thống nâng hạ kính................................................................................................................................................................................... 66
2.5.3. Hệ thống điều khiển ghế ngồi........................................................................................................................................................................ 72
2.5.4. Hệ thống túi khí............................................................................................................................................................................................. 75
2.5.5. Hệ thống âm thanh........................................................................................................................................................................................ 84
2.5.6. Hệ thống khóa cửa........................................................................................................................................................................................ 91
2.5.7. Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu.......................................................................................................................................................... 99
2.5.8. Hệ thống điều khiển cửa sổ trời.................................................................................................................................................................. 102
CHƯƠNG 3: KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA ALTIS 2015.................................108
3.1. Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống nạp................................................................................................................................................. 108
3.2. Các hư hỏng thường gặp hệ thống chiếu sáng........................................................................................................................................ 111
3.3. Các hư hỏng thường gặp hệ thống tín hiệu.............................................................................................................................................. 112
3.4. Các hư hỏng thường gặp hệ thống kiểm tra theo dõi.............................................................................................................................. 117
3.5. Các hư hỏng thường gặp hệ thống các thiết bị điện phụ........................................................................................................................ 120
3.5.1. Các hư hỏng thường gặp hệ thống gạt nước, rửa kính.............................................................................................................................. 120
3.5.2. Các hư hỏng thường gặp hệ thống nâng hạ kính....................................................................................................................................... 125
3.5.3. Các hư hỏng thường gặp hệ thống điều khiển ghế ngồi............................................................................................................................. 126
3.5.4. Các hư hỏng thường gặp hệ thống túi khí.................................................................................................................................................. 130
3.5.5. Các hư hỏng thường gặp hệ thống âm thanh............................................................................................................................................. 134
3.5.6. Các hư hỏng thường gặp hệ thống khóa cửa............................................................................................................................................. 143
3.5.7. Các hư hỏng thường gặp hệ thống điều khiển gương chiếu hậu............................................................................................................... 153
3.5.8. Các hư hỏng thường gặp hệ thống cửa sổ trời.......................................................................................................................................... 154
KẾT LUẬN............................................................................................................................................................................................................ 155
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................................................................................ 156
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, khi mà khoa học kỹ thuật đang phát triển từng ngày thì những ứng dụng công nghệ tiên tiến trên ô tô ngày càng nhiều. Trong đó không thể thiếu những thiết bị để tính tiện nghi trên xe, nhu cầu sử dụng xe hơi ngày càng khắt khe hơn người ta ngày càng quan tâm đến những chiếc xe được trang bị các hệ thống hiện đại, mà trên đó không thể thiếu được các thiết bị điện, điện tử. Trên những chiếc xe hiện đại ngày nay, ngoài các hệ thống điện chiếu sáng còn rất nhiều các hệ thống điện rất hiện đại phục vụ cho nhu cầu giải trí: Hệ thống âm thanh, CD, Radio…, hệ thống an toàn trên xe: ABS, hệ thống chống trộm, hệ thống túi khí an toàn, Hệ thống kiểm soát động cơ,…Các hệ thống hiện đại này đã nâng giá trị của ô tô và con người không chỉ dừng ở đó, các kỹ sư ô tô còn có những ước mơ lớn hơn là làm sao để những chiếc xe thật sự thân thiện với người sử dụng, đến lúc đó khi ngồi trên xe ta sẽ có cảm giác thật sự thoải mái, giảm đến mức tối thiểu các thao tác của người lái xe, mọi hoạt động của xe sẽ được kiểm soát và điều chỉnh một cách hợp lý nhất.
Với những lí do trên nên em chọn đề tài “Khảo sát hệ thống điện thân xe Toyota corolla altis 2015” làm đề tài tốt nghiệp. Trong đề tài này em tập trung tìm hiểu các kết cấu, nguyên lý làm việc và tìm hiểu các sơ đồ mạch điện của các hệ thống điện bố trí trên xe.
Với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy giáo trong bộ môn ô tô và các bạn sinh viên, em đã hoàn thành đề tài đúng tiến độ được giao. Tuy nhiên, do kiến thức thực tế còn hạn chế và đây là lần đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu khoa học nên đề tài không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm của các thầy và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Với việc thực hiện đề tài này đã giúp em có thêm nhiều kiến thức thực tế, đây chính là hành trang để em dễ dàng hơn trong công việc sau này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy: Ths………….. và các thầy đã giúp em hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XE TOYOTA COROLLA ALTIS 2015
1.1. Giới thiệu chung
* Thiết kế:
Phiên bản Corrola Altis 2015 của Toyota mang một phong cách mới với giá tốt hơn, Toyota Altis 2015 kế thừa những nét ấn tượng ở phiên bản trước, đồng thời cải tiến thêm về kiểu dáng thêm cuốn hút, trẻ chung hơn, mạnh mẽ hơn, điều đó đã gây ấn tượng với khách hàng trong lần đầu tiên ra mắt này
Toyota Altis 2015 phiên bản Corolla Altis mới là được kết hợp giữa nét đẹp bề ngoài, nội thất bên trong và hệ thống động cơ mạnh mẽ ổn định. Chiếc xe có triết lý thiết kế mới mẻ, với những đường nét sắc cạnh và bóng bẩy hơn nhờ sử dụng nhiều vật liệu chrome.
* Ngoại thất:
Sử dụng nhiều với chất liệu Chrome mạnh mẽ, với phần đầu xe được thiết kế nổi bật nhờ hệ thống đèn và lưới tản, các thiết kế về đường viền bằng chrome được tỏa rộng về phía đèn pha tạo ấn tượng rất mạnh mẽ cho Toyota Altis 2015. Chắc chắn rằng khi bạn nhìn vào phiên bản này sẽ gây 1 ấn tượng khá lớn ở hệ thống tản nhiệt phần trước xe, hệ thống đèn sương mù và đèn projector cũng là những nét ấn tượng mang trên phiên bản lần này.
1.2. Thông số kỹ thuật
Thông số kỹ thuật xe Toyota Altis như bảng 1.a.
1.3. Giới thiệu các hệ thống trên xe Toyota Altis 2015
1.3.1. Hệ thống khởi động
1.3.1.1. Nhiệm vụ
Việc khởi động động cơ là chức năng quan trọng của hệ thống điện ôtô. Hệ thống khởi động thực hiện chức năng này bằng cách thay đổi năng lượng điện từ ắc quy thành cơ năng của máy khởi động. Máy khởi động chuyển cơ năng qua bánh răng tới bánh đà trên trục khuỷu động cơ. Trong quá trình quay khởi động , bánh đà quay, hỗn hợp không khí–nhiên liệu được đưa tới xilanh, được nén và bốc cháy khởi động động cơ. Đa số động cơ yêu cầu tốc độ quay khởi động khoảng 200 v/ph.
1.3.1.2. Cấu tạo
Hệ thống khởi động bằng điện với phương pháp điều khiển gián tiếp bằng rơle điện từ. Để tránh khả năng không kịp tách bánh răng ra khi động cơ khi đã nổ, người ta làm kiểu truyền động bằng khớp ly hợp một chiều, bảo vệ cho motor khởi động không bị hỏng khi momen từ động cơ truyền qua bánh răng đến phần ứng của motor.
1.3.3. Hệ thống đánh lửa động cơ 3ZR - FE trên Toyota Corolla Altis 2015
Toyota đã trang bị cho động cơ 3ZR - FE hệ thống đánh lửa trực tiếp DIS. Thay vì sử dụng bộ chia điện, hệ thống này sử dụng cuộn đánh lửa đa bội để cung cấp điện cao áp trực tiếp cho bu - gi. Thời điểm đánh lửa được điều khiển bởi ESA ( đánh lửa sớm bằng điện tử) của ECU động cơ. Hệ thống đánh lửa được điều khiển bằng điện tử ECU đánh lửa trực tiếp. Mỗi xylanh có một bugi loại đầu dài và một cuộn dây đánh lửa được điều khiển bằng mạch bán dẫn dùng transitor.
Được trang bị hệ thống đánh lửa trực tiếp DIS, giúp cải thiện tốt hơn thời gian đánh lửa, giảm tổn thất điện áp cao và làm tăng cường độ tin cậy tổng thể của hệ thống. Mỗi bugi đánh lửa được cung cấp nguồn điện bởi một biến áp riêng. Bugi có đầu được chế tạo bằng Idrium có tuổi thọ cao. Thứ tự đánh lửa trên động cơ 3ZR - FE là: 1 - 3 - 4 - 2.
1.3.5. Hệ thống làm mát động cơ 3ZR - FE
Bơm nước hút nước từ két chứa nước đưa đến áo nước để đi đến làm mát các chi tiết của động cơ theo các đường phân nước nằm trong áo nước . Nước sau khi làm mát xong sẻ đi qua bộ ổn nhiệt. Nếu nhiệt độ của nước còn thấp thì van hằng nhiệt trong bộ ổn nhiệt sẻ ko mở đường nước đi qua két làm mát nước, lúc này nước sẽ đi theo đường tắt trở về bơm nước. Nếu nhiệt độ nước làm mát đã cao thì van hằng nhiệt sẻ mở đường nước đi qua két nước làm mát ( két tản nhiệt ) rồi trở về lại bơm nước tiếp tục tuần hoàn.
1.3.7. Hệ thống lái
Trên xe Corolla Altis 2015, Toyota đã lắp hệ thống lái kiểu thanh răng bánh răng kết hợp bộ trợ lực điện (EPS). Cơ cấu loại này có ưu điểm là tỉ số truyền nhỏ, kết cấu đơn giản, hiệu suất cao.
1.3.9. Hệ thống treo
Hệ thống treo trên xe gồm:
- Treo trước: Độc lập Macpheson
Ưu điểm: Khối lượng phần không được treo là nhỏ, đặc tính bám đường của bánh xe là tốt, vì vậy sẽ êm dịu trong khi di chuyển và có tính ổn định tốt.
Các lò xo trong hệ thống treo độc lập chỉ làm nhiệm vụ đỡ thân ôtô mà không có tác dụng định vị các bánh xe (Đó là chức năng của các thanh liên kết), điều có có nghĩa là có thể dùng các lò xo mềm hơn.
- Treo sau: loại phụ thuộc có cấu tạo đơn giản, mang lại tính êm dịu cao.
CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU ĐIỆN THÂN XE TOYOTA COROLLA ALTIS 2015
2.1. Hệ thống nạp điện
2.1.1. Cấu tạo
- Rotor: Đây là 1 nam châm quay phía bên trong cuộn dây Stato, có tác dụng sản sinh ra từ trường biến thiên để tạo điện áp trong cuộn dây.
- Stato: Trong máy phát điện của ô tô, stato là chi tiết tạo ra dòng điện xoay chiều 3 pha. Việc này được thực hiện nhờ thay đổi từ thông bởi roto quay.
- Chổi than và cổ góp: Chổi than máy phát điện là chi tiết được cấu thành từ Graphit kim loại. Chi tiết này có tác dụng giảm điện trở tiếp xúc và điện trở, đồng thời ngăn ngừa sự ăn mòn.
2.1.2. Sơ đồ mạch điện
- Khi bật công tắt đèn ở vị trí cos: ECU sẽ nhận được tín hiệu điện và cho phép nguồn dương qua relay đèn cốt tiếp mass. Điện sẽ từ cầu chì qua tiếp điểm của relay đèn cốt và đến các đèn làm chúng phát sáng.
- Khi bật công tắt ở vị trí pha: ECU sẽ nhận được tín hiệu điện và lúc này sẽ cho phép cả relay pha, relay cốt đều tiếp mass khi đó điện sẽ từ cầu chì qua tiếp điểm làm cả đèn pha và cốt đều phát sáng.
- Khi lái xe đạp bàn đạp phanh tức là công tắt phanh đóng lại, khi đó dòng từ BAT sẽ đi đến các đèn phanh được tiếp mass à đèn phanh sáng.
- Khi relay điều khiển đèn phanh đóng mở sẽ sinh ra dòng điện cảm ứng, vì vậy để triệt tiêu dòng cảm ứng này người ta dùng tụ lọc nhiễu L24.
2.4. Hệ thống kiểm tra theo dõi
2.4.1. Cấu tạo
Hệ thống thông tin trên xe bao gồm bảng đồng hồ tableau, màn hình hiển thị đa chức năng và các đèn báo giúp tài xế và người sửa chữa biết được thông tin về tình trạng hoạt động của các hệ thống chính trong xe.
2.4.2. Sơ đồ mạch điện
- Các tín hiệu từ khắp các hệ thống trên xe sẽ gửi về cho hộp Main body, ECM, …. Và các công tắc khác trên xe thường thấy nhất là các công tắc đèn sẽ gửi tín hiệu điện đén bộ nhận thông tin trong bảng taplo và sau đó truyền đến CPU của bảng taplo tại đây CPU sẽ quyết định làm cho đèn thông báo nào phát sáng để giúp người lái nhận biết tính trạng hiện tại của xe cũng như biết xe đang sử dụng hệ thống nào (đèn pha, xi nhan, sương mù, tình hình động cơ, dầu bôi trơn, nước làm mát,…).
2.5. Hệ thống các thiết bị điện phụ
2.5.1. Hệ thống gạt nước và rửa kính
Hệ thống gạt nước và rửa kính là một hệ thống đảm bảo cho người lái nhìn được rõ bằng cách gạt nước mưa trên kính trước và kính sau khi trời mưa. Hệ thống có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị rửa kính. Vì vậy, đây là thiết bị cần thiết cho sự an toàn của xe khi chạy.
- Cấu tạo mô tơ:
+ Động cơ điện với mạch kích từ bằng nam châm vĩnh cửu được dùng cho các motor gạt nước. Motor gạt nước bao gồm một motor và cơ cấu trục vít – bánh vít để giảm tốc độ của motor.
+ Một công tắc dạng cam được bố trí trong bánh răng để gạt nước dừng ở vị trí cố định trong mọi thời điểm. Một motor gạt nước thường sử dụng ba chổi than: Chổi tốc độ thấp, chổi tốc độ cao và chổi dùng chung (để nối mass).
- Chuyển động của mô tơ:
+ Hoạt động ở tốc độ thấp: dòng điện đi vào cuộn dây phần ứng từ chổi than tốc độ thấp, một suất điện động ngược lớn được tạo ra. Kết quả là mô tơ quay ở tốc độ thấp.
+ Hoạt động ở tốc độ cao: khi dòng điện đi vào cuộn dây phản ứng từ chuổi than tốc độ cao, một suất điện động ngược nhỏ được tạo ra. Mô tơ quay chậm.
* Sơ đồ mạch điện:
- Công tắc ở chế độ LO và MIST: Khi công tắc ở chế độ low hoặc mist thì dòng điện sẽ cấp cho chuổi than tốc độ chậm (+1) để mô tơ quay ở tốc độ chậm. Ta có: IG - (+B) - (+B1) - (+1) - mô tơ - mass.
- Công tắc gạt nước ở vị trí High: Khi công tắc ở chế độ Hi thì dòng điện sẽ cấp cho chuổi than tốc độ cao (+2) để mô tơ quay tốc độ cao. Ta có: IG - (+B) - (+B1) - (+2) - mô tơ - mass.
- Công tắc gạt nước ở vị trí OFF
Nếu tắt công tắc gạt nước trong khi mô tơ gạt nước đang quay, dòng điện sẽ chạy đến chổi tốc độ thấp của mô tơ gạt nước và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp cho đến khi công tắc cam quay đến điểm dừng. Ta có: IG - (+S) - (+S) bảng công tắc - (+1) - mô tơ - mass.
2.5.2. Hệ thống nâng hạ kính
Hệ thống nâng hạ kính là hệ thống điều khiển mở và đóng các cửa sổ bằng công tắc. Mô tơ quay khi người dùng nhấn công tắc điện điều khiển cửa sổ điện. Chuyển động quay của mô tơ sẽ được chuyển thành chuyển động lên xuống nhờ bộ phận nâng hạ.
- Bệ nâng hạ cửa sổ: Chuyển chuyển động quay của mô tơ thành chuyển động lên xuống của cửa sổ. Cửa kính được đỡ bằng đòn nâng của bộ nâng hạ cửa sổ. Đòn này được đỡ bằng cơ cấu đòn chữ X nối với đòn điều chỉnh của bộ nâng cửa sổ. Cửa sổ được đóng và mở nhờ sự thay đổi chiều cao của đòn X.
- Mô tơ điều khiển gồm 3 bộ phận: Mô tơ, bộ truyền bánh răng và cảm biến. Mô tơ thay đổi chiều quay nhờ công tắc. Bộ truyền bánh răng truyền chuyển động quay của mô tơ tới bộ nâng hạ cửa sổ. Cảm biến gồm có công tắc hạn chế và cảm biến tốc độ để điều khiển chống kẹt cửa sổ.
2.5.3. Hệ thống điều khiển ghế ngồi
Hệ thống điều khiển ghế lái dùng để nâng hạ và di chuyển ghế trượt về phía trước hay phía sau … tạo tư thế thoải mái tốt nhất cho người lái và hành khách khi ở trên xe.
* Sơ đồ mạch điện:
Vì mô tơ nâng hạ là mô tơ một chiều nên ta điều khiển nó bằng cách thay đổi chiều điện vào. Để điều khiển nâng ghế, muốn nâng ghế, người lái nhấn công tắc UP -> khi đó công tắc UP sẽ nối dương và công tắc DOWN sẽ nối mass -> Mô tơ quay theo chiều nâng ghế lên. Muốn hạ ghế, người lái nhấn công tắc hạ ghế DOWN -> công tắc ở vị trí DOWN nối dương, còn công tắc vị trí UP nối âm -> mô tơ quay theo chiều hạ ghế. Khi không được điều khiển, cả hai công tắc nối âm.
2.5.5. Hệ thống âm thanh
Để rút ngắn hành trình và đem lại cảm giác thư giãn cần thiết khi ngồi trên xe thì hệ thống âm thanh hiện đại với đầy đủ các chức năng radio AM/FM, cassette và bộ CD sáu đĩa kèm theo đó sáu loa chất lượng cao được bố trí trên xe Corolla Altis 2015. Các nút điều chỉnh âm thanh được bố trí tích hợp trên tay lái làm gia tăng tính tiện nghi của và hiện đại của xe.
Loa là bộ phận phát ra âm thanh, bộ điều khiển sẽ gửi tín hiệu về loa. Và loa sẽ đóng vai trò quyết định vào chất lượng âm thanh. Subwoofer là loa dùng để phát âm thanh trầm, và chúng được lắp đặt khác với loa thường. Thông thường chúng được đặt trong những hộp riêng. Amli dùng để khuếch đại âm thanh, giúp cho âm thanh nghe rõ và to hơn, Amli khá nhạy cảm với thiết bị điện và tiếng ồn của động cơ. Do đó amli của bạn phải cách bộ điều khiển ít nhất là 1mét. Vị trí thích hợp nhất có lẽ là dưới ghế trước sẻ đỡ tốn dây để đấu.
* Sơ đồ mạch điện:
Sô đồ mạch điện hệ thống âm thanh như hình 2.29.
2.5.6. Hệ thống khóa cửa
Hệ thống điều khiển khóa cửa không đơn thuần đóng/mở các cửa xe bằng công tắt cơ khí, mà còn điều khiển mô tơ điện tùy theo sự vận hành của công tắt điều khiển khóa cửa và chìa khóa. Hệ thống cũng có chức năng chống quên khóa cửa, mở khóa 2 bước và chức năng bảo vệ. Về chức năng điện, thì hệ thống gồm có những chức năng sau:
- Chức năng khóa/mở khóa khóa bằng tay: Khi ấn công tắt về phía khóa hay mở khóa thì thì tất cả các cửa đều khóa hay mở khóa.
- Chức năng khóa/mở khóa bằng chìa: Khi cho chìa khóa và ổ khóa của cửa phía người lái và hành khách và xoay về vị trí khóa/mở khóa thì tất cà các cửa sẽ khóa/mở khóa.
* Sơ đồ mạch điện:
Sơ đồ mạch điện hệ thống khóa cửa như hình 2.31.
2.5.8. Hệ thống cửa sổ trời
Cửa sổ trời là phần ô cửa trên nóc xe ô tô. Nó đi cùng với phần cửa được thiết kế bằng kim loại, vải chống nước hoặc bằng kính cường lực.
Nhờ việc đóng mở dễ dàng và được đặt ở vị trí trên nóc xe mà cửa sổ trời có nhiều công dụng hữu ích. Cửa sổ trời giúp lưu thông khí hoặc đón nắng gió tùy theo nhu cầu người sử dụng. Nó cũng có tác dụng trang trí, đem đến tầm nhìn đẹp cho người ngồi trong xe và là một lối thoát hiểm khi chẳng may xe bị rơi xuống nước.
* Sơ đồ mạch điện:
Sơ đồ mạch điện cửa sổ trời như hình 2.35.
- Thông qua các chân CLS, UP, DWN, OPN hộp ECU sidding roof sẽ điều khiển mô tơ nâng hạ cửa sổ trời theo ý muốn người lái.
CHƯƠNG 3
KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA COROLLA ALTIS 2015
3.1. Các hư hỏng thường gặp hệ thống nạp
a. Ắc quy:
Các hư hỏng ac quy như bảng 3.a.
3.2. Các hư hỏng thường gặp hệ thống chiếu sáng
Các hư hỏng và cách khắc phục hê thống chiếu sáng như bảng 3.c.
3.3. Các hư hỏng thương gặp hệ thống tín hiệu
Các hư hỏng và cách khắc phục hệ thống tín hiệu như bảng 3.d.
* Kiểm tra:
- Kiểm tra công tắc đèn báo nguy
+ Nối (+) ắc – quy đến chân 3, (-) ắc quy đến chân 2
+ Kiểm tra hoạt động của đèn
- Kiểm tra công tắc đa chức năng
- Kiểm tra bộ tạo nháy
+ Đo cường độ dòng điện theo bảng 3.g.
3.4. Các hư hỏng thường gặp hệ thống kiểm tra theo dõi
- Kiểm tra đồng hồ tốc độ xe
+ Sử dụng máy đo: Sử dụng máy đo tốc độ, kiểm tra đồng hồ tốc độ xe và xác nhận rằng các thông số đồng hồ tốc độ là trong phạm vi chấp nhận được như bảng dưới
Lưu ý: Lốp mòn và lốp quá cao hoặc thấp áp suất ảnh hưởng đến chỉ số
đồng hồ.
- Kiểm tra đồng hồ tốc độ động cơ:
+ Kết nối máy kiểm tra CAN VIM với DLC3.
+ Công tắc đánh lửa ON và bật ON máy kiểm tra
3.5. Các hư hỏng thường gặp hệ thống các thiết bị điện phụ
3.5.1. Hệ thống gạt nước, rửa kính
Các hư hỏng của hệ thống gạt nước, rửa kính như bảng 3.1.
* Kiểm tra:
- Kiểm tra cụm mô tơ gạt nước
+ Kiểm tra hoạt động ở chế độ LO: Nối (+) ắc quy với chân chân 5 (+1), (-) ắc quy với chân 4 (E) và kiểm tra mô tơ hoạt động ở chế độ LO. Nếu OK thì mô tơ hoạt động tốt ở chế độ LO.
+ Kiểm tra hoạt động ở chế độ HI: Nối (+) ắc quy với chân 3 (+2), (-) ắc quy với chân chân 4 (E) và kiểm tra mô tơ hoạt động ở chế độ HI. Nếu OK thì mô tơ hoạt động tốt ở chế độ HI.
- Kiểm tra mô tơ rửa kính
+ Tháo bình nước rửa kính
+ Ngắt kết nối cụm mô tơ bơm nước và giắc nối bơm
+ Đổ nước rửa kính và bình nước rửa kính
+ Kiểm tra hoạt động cở chế độ INT (INT không điều chỉnh thời gian)
1. Nối (+) vôn kế với E10-3 (+1), cực (-) vôn kế với E9-2 (EW).
2. Nối (+) ắc quy với E10-2 (+B), (-) ắc quy với E9-2 (EW) và E10-1 (+S)
4. Bật công tắc sang chế độ INT
5. Nối + ắc quy với E10-1 (+S) trong 5s.
+ Kiểm tra rửa kính
1. Bật công tắc rửa kính sang OFF
2. Nối (+) ắc quy với E10-2 (+B), (-) ắc quy với E10-1 (+S) và E9-2 (EW).
3. Nối (+) vôn kế với E10-3 (+1), (-) vôn kế với E9-2 (EW)
3.5.3. Các hư hỏng thường gặp hệ thống điều khiển ghế
Các hư hỏng hệ thống nâng hạ ghế như bảng 3.p.
* Kiểm tra:
- Kiểm tra công tắc ghế
Đo điện trở giữa các cực của công tắc mỗi khi chuyển vị trí công tắc.
- Kiểm tra các mô tơ chức năng của ghế
+ Kiểm tra mô tơ trượt ghế
Ta sử dụng điện áp ắc quy để kiểm tra hoạt động của mô tơ.
3.5.4. Các hư hỏng thường gặp hệ thống túi khí
Hỏng mạch cảm biến túi khí trước trái
- Kiểm tra mã DTC:
+ Bật khóa điện ON và đợi ít nhất 60 giây.
+ Xóa các mã DTC.
+ Tắt khoá điện OFF.
- Kiểm tra tình trạng nối giắc:
+ Tắt khoá điện OFF.
+ Tháo cáp ra khỏi cực âm (- ) ắc quy và đợi trong ít nhất 90 giây.
+ Kiểm tra rằng các giắc nối được nối chắc vào cảm biến túi khí trung tâm và cảm biến túi khí trước trái.
- Kiểm tra mã DTC
+ Bật khóa điện ON và đợi ít nhất 60 giây.
+ Xóa các mã DTC.
+ Tắt khoá điện OFF.
+ Bật khóa điện ON và đợi ít nhất 60 giây.
3.5.5. Các hư hỏng thường gặp hệ thống âm thanh
* Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ vạn năng điện tử ( đo điện trở )
- Bước 1: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở Ω.
- Bước 2: Cắm que đo màu đen vào cổng chung COM, que màu đỏ cắm vào cổng V/Ω.
- Bước 3: Đặt hai que đo của đồng hồ vạn năng vào hai đầu điện trở để đo. Chọn thang đo sát với giá trị đo để có kết quả đo chính xác.
- Bước 5: Thông số kết quả đo sẽ được hiển thị dạng số trên màn hình của đồng hồ vạn năng.
- Khi sử dụng đồng hồ vạn năng số để đo điện trở bạn nên lưu ý một số vấn đề sau để tránh làm hỏng đồng hồ vạn năng:
+ Không được đo điện trở trong mạch đang được có điện, vì thế trước khi đo bạn hãy kiểm tra và tắt nguồn điện trước.
* Kiểm tra điện áp
- Bước 1: Mang dụng cụ bảo hộ như găng tay hay kính mắt để tránh bị nguy hiểm bởi axit sunfuric trong bình ắc quy.
- Bước 2: Sử dụng dồng hồ vạn năng và đặt ở điện áp từ 0-50V. Tiến hành ngắt các cọc bình ắc quy, lưu ý cần thao cực âm trước rồi cực dương sau để tránh chạm mass.
- Bước 4: Gắn lại các cọc trên bình ắc quy, cọc dương trước sau đó đến cọc âm. Bạn khởi động xe và để nó ở chế độ cầm chừng sau đó kiểm tra điện áp bình ắc quy. Nếu cao hơn 10V còn nếu dưới 10V thì có nghĩa bình cần sạc hoặc có vài vấn đề khiến điện áp tụt giảm.
3.5.6. Các hư hỏng thường gặp hệ thống khóa cửa
Các hư hỏng của hệ thống khóa cửavnhuw bảng 3.w.
Kiểm tra
- Kiểm tra công tắc chính cửa
+ Đo điện trở theo các giá trị trong bảng 3.x.
- Kiểm tra công tắc điều khiển cửa
+ Đo điện trở theo giá trị trong bảng 3.y.
- Kiểm tra cụm khóa cửa trước phía hành khách
+ Sử dụng ắc quy để kiểm tra hoạt động của mô tơ khóa cửa
- Kiểm tra cụm khóa cửa sau LH
+ Sử dụng điện áp ắc quy để kiểm tra hoạt động của mô tơ khóa cửa
- Kiểm tra cụm khóa cửa sau RH
+ Sử dụng điện áp ắc quy để kiểm tra hoạt động cửa mô tơ
3.5.7. Các hư hỏng thường gặp hệ thống gương chiếu hậu
Các hư hỏng gương và khắc phục như bảng 3.mm.
3.5.8. Các hư hỏng thường gặp hệ thống cửa sổ trời
* Các hư hỏng phổ biến:
- Cửa sổ trời không đóng đúng cách hoặc vẫn mở ngay cả khi nhấn nút
- Có rất nhiều tiếng ồn phát ra từ mái nhà khi nó mở hoặc đóng
- Con dấu xung quanh cửa sổ đã bắt đầu bong ra
- Phần viền nhựa xung quanh cửa sổ bị nứt, vỡ.
* Kiểm tra, sửa chữa:
- Kiểm tra mạch điện, giắc. Nếu hỏng thay mới
- Kiểm tra điện áp từ nguồn vào đảm bảo sự sụt áp không quá cao
- Kiểm tra các mép cao su và thay thế khi cần thiết
- Thường xuyên vệ sinh làm sạch cửa sổ trời bằng vòi khí nén. Do thời tiết mưa năng làm nó dính nhiều bụi là nguyên nhân ra việc cửa bị kẹt
KẾT LUẬN
Các hệ thống điện thân xe là cốt lõi để giúp xe vận hành một cách mượt mà. Bên cạnh đó còn giúp người ngồi trên ô tô có đầy đủ tiên nghi, thoải mái và tăng tính an toàn cho ô tô. Tuy nhiên cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi để kịp thời phát hiện những hư hỏng và sửa chữa.
Muốn khắc phục hư hỏng của một hệ thống nào đó, ta phải hiểu rõ sơ đồ mạch điện và hoạt động không chỉ của hệ thống đó mà còn phải xem xét các hệ thống liên quan. Tuy nhiên, các dạng hư hỏng của hệ thống điện rất đa dạng và phức tạp. Do đó, để xác định chính xác các hư hỏng của hệ thống điện trên ôtô đòi hỏi người thợ phải có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm trong việc phân tích các triệu chứng. Các kết quả đạt được dùng làm tài liệu giảng dạy hoặc làm cơ sở để hiểu và tiến hành khắc phục những hư hỏng hệ thống điện thân xe.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
……………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS TS Đỗ Văn Dũng, Hệ thống điện và điện tử trên ô tô hiện đại, NXB ĐH Quốc gia, 2003.
2. Châu Ngọc Thạch - Nguyễn Đình Trí, Kỹ thuật sữa chữa hệ thống điện trên ô tô, TPHCM, 2009.
3. Trần Quốc Duy, Khảo sát hệ thống điện thân xe, Đà Nẵng, 2011.
4. Khoa cơ khi động lực Trường Cao Đẳng Lào Cai, Giáo trình bảo dưỡng & sửa chữa hệ thống trang bị điện ô tô, Lào Cai, 2017.
5. Phạm Thanh Đường, Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa điện thân xe, TPHCM, 2019.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"